|
---|
|
|
|
|
|
Gần đây ở Hồ Bắc (Trung Quốc), có một cặp vợ chồng trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Có phải bệnh ung thư cũng lây truyền?Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nửa tháng trước đây, vợ chồng cô Hùng đến bệnh viện huyện để kiểm tra sức khỏe tổng thể, không ngờ kết quả kiểm tra lại khiến họ gây sốc, bởi cả hai cùng bị chẩn đoán có cục u ở tuyến giáp.
Theo đề nghị của bác sĩ địa phương, nên vợ chồng cô Hùng đã đến Khoa Phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Trung Nam Đại học Vũ Hán để kiểm tra.
Hai vợ chồng cùng mắc ung thư tuyến giáp. (Ảnh minh họa)
Giáo sư Ngô Cao Tùng, trưởng Khoa phẫu thuật tuyến giáp của bệnh viện đã kiểm tra tỉ mỉ tình trạng bệnh của cặp vợ chồng, kết hợp với báo cáo siêu âm, ông nghi ngờ họ đã mắc ung thư, và yêu cầu nhanh chóng phẫu thuật.
Quả nhiên, báo cáo kết quả kiểm tra đúng như phán đoán của giáo sư Ngô Cao Tùng: Cả hai vợ chồng đều bị ung thư tuyến giáp.
Nguyên nhân gây ung thư là món ăn triệu người thích
Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, từ hơn 10 năm trước, cứ mỗi lần năm mới đến cô Hùng đều ướp đủ cá và dưa muối ăn cả năm.
Cô Hùng và chồng hầu như đều ăn dưa muối chua mỗi ngày. Giáo sư Ngô cho biết: "Danh sách các chất gây ung thưquốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới" đã liệt kê rõ ràng thực phẩm muối chua nếu ăn quá thường xuyên có thể gây ung thư. Thường xuyên ăn dưa chua là một nguyên nhân quan trọng đối khiến cặp vợ chồng bị ung thư tuyến giáp.
Bởi vì dưa muối và các thực phẩm muối chua đều chứa nitrite, mặc dù bản thân nitrite không gây ung thư, tuy nhiên khi nó đi vào cơ thể và kết hợp với các chất thoái hóa protein trong dạ dày để tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Giáo sư Ngô Cao Tùng nhắc nhở: Biểu hiện lâm sàng giai đoạn đầu của ung thư tuyến giáp không rõ ràng, vợ chồng cô Hùng thời gian dài có thói quen ăn uống giống nhau, nếu một người kiểm tra phát hiện ung thư tuyến giáp, người còn lại nên cảnh giác. Do vậy, kiến nghị mọi người nên có thói quen ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây và rau củ tươi, ăn ít các thực phẩm muối chua.
Thực tế, trong cuộc sống không chỉ thói quen ăn uống, mà ngay cả những thói quen nấu ăn cũng có thể gây ung thư.
6 loại thói quen nấu ăn này rất dễ gây ung thư
1. Nấu ăn không mở máy hút mùi
Có rất nhiều khói được sản sinh trong quá trình nấu nướng, rất nhiều người không thích mở máy hút mùi khi nấu hoắc tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu xong, điều này rất nguy hiểm.
Dầu ăn tạo ra khói dầu khi nấu ở nhiệt độ cao, trong đó có chứa nhiều chất gây hại khó chịu. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã phát hiện ra rằng phụ nữ thời gian dài đứng bếp nấu ăn có nguy cơ mắcung thư phổi cao.
Điều này là do khói dầu ở nhiệt độ cao trong nhà bếp tạo ra khói độc hại, làm thay đổi môi trường xung quanh. Thời gian dài, khói độc hại kích thích mắt và cổ họng, làm tổn thương tế bào hệ thống hô hấp, rất dễ gây ung thư phổi.
2. Để dầu ăn trên chảo nóng già, bốc khói
Dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi
Nhiều người thường quan niệm khi rán hay xào nên cho dầu ăn trên chảo nóng già, thậm chí bốc khói mới bắt đầu cho thực phẩm vào để hương vị thơm ngon hơn.
Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi dầu ăn bốc khói chính là lúc các thành phần bị biến đổi, nếu tiếp tục xào nấu sẽ sản sinh ra các chất gây ung thư, có hại cho cơ thể.
3. Đun nấu lâu và không rửa sạch nồi, chảo nấu
Theo một nghiên cứu về chế độ ăn uống của Trung tâm an toàn thực phẩm Hồng Kông, nếu nhiệt độ càng cao và thời gian nấu càng dài thì càng có nhiều chất acrylamides (chất gây ung thư của loại 2A) xuất hiện trong món ăn.
Ngoài ra, khi bạn làm các món như áp chảo chẳng hạn, dư lượng thực phẩm bám vào bề mặt mà không được rửa sạch sẽ tạo thành các chất độc hại khi nó được đun nóng trở lại.
4. Nấu bỏ quá nhiều muối
Muối ăn quá nhiều là thủ phảm của bệnh tim mạch.
Chế độ ăn nhiều muối lâu dài làm tăng nguy cơ cao huyết áp và do đó dễ dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ và các bệnh tim mạch vành, bệnh mạch máu não khác.
Không chỉ làm tăng huyết áp, muối cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người trưởng thành không nên ăn nhiều hơn 6 gram muối mỗi ngày.
5. Một nồi được sử dụng nhiều lần
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian, hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước đã không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác.
Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch, nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại. Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene - là chất gây nên bệnh ung thư.
6. Chiên giòn các thực phẩm nhiều tinh bột
Khoa học đã chứng minh, các loại thực phẩm giàu carbohydrate, ít protein như khoai tây, bánh mì,... khi tiếp xúc với dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra acrylamide - chất gây ung thư đường ruột nghiêm trọng.